Phát triển tên miền đa ngữ xu hướng trong tương lai

Sáng nay ngày 3/5, Hội thảo về xu thế phát triển tên miền đa ngữ (IDN) đã được VNNIC tổ chức trong đó có sự góp mặt của đại diện ICANN. Tại hội thảo các chuyên gia đã đi sâu về phân tích thị trường và tương lai phát triển của internet Việt Nam.

Tên miền tiếng Việt liệu có thể SEO được hay không?

Tên miền quốc gia Việt Nam .vn có thích hợp để sử dụng hay không?

Tên miền tiếng Việt đã được hỗ trợ trên tất cả các trình duyệt

Tên miền đa ngữ (Internationalized Domain Name, viết tắt là IDN) là tên miền được viết dưới dạng các ngôn ngữ bản địa của các quốc gia trên toàn cầu. Tên miền đa ngữ được Tổ chức quản lý Tên và địa chỉ mạng quốc tế (ICANN) chính thức triển khai từ tháng 04/2010 và đang dần trở thành xu hướng phát triển của mạng Internet hiện nay, nhất là tại các quốc gia không sử dụng ngôn ngữ ký tự chữ Latin như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Đến thời điểm hiện tại, tất cả các trình duyệt đều đã hỗ trợ tên miền IDN, trong đó có tên miền tiếng Việt.

Tên miền đa ngữ của Việt Nam tên miền tiếng Việt (TMTV). Hiện nay tên miền tiếng Việt được phát triển dưới đuôi tên miền quốc gia “.vn” dưới dạng tên miền cấp 2 (trực tiếp sau “.vn”). Còn các đuôi tên miền cấp 2 dùng chung như .com.vn, .net.vn… thì hiện tại VNNIC không cấp phát triển khai.

Tuy nhiên do tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Latin, nên hiện nay ICANN vẫn chưa chuyển giao tên miền đa ngữ mã quốc gia (tên miền mã quốc gia tiếng Việt) cho Việt Nam.

Trải qua lộ trình phát triển với nhiều giai đoạn khác nhau, hiện nay tên miền tiếng việt đã thực sự hoạt động trên mạng Internet, đem lại nhiều lựa chọn cho người sử dụng với lợi thế về không gian tên miền rộng lớn, rõ nghĩa, tránh được những cách hiểu mập mờ giúp người sử dụng xác định danh tính, bảo vệ thương hiệu của mình chính xác theo ngôn ngữ Tiếng Việt trên Internet.

Giai đoạn phát triển mới của hoạt động Internet

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng IDN là về các chính sách, kỹ thuật và ngôn ngữ nên được thống nhất và nên thành lập một Ban khởi tạo cho các luật lệ tạo thành các tên miền cấp cao bằng tiếng Việt. Việt Nam có đại diện là VNNIC đã tham gia vào Ban khởi tạo cho tiếng Latin để đảm bảo ngôn ngữ tiếng Việt được đại diện trong các IDN Latin.

Với lợi thế về rõ nghĩa, đảm bảo thông tin thuần việt, tránh xung đột do hiểu nhầm tên miền không dấu, TMTV được đón nhận, đăng ký rộng rãi từ  giữa năm 2011. TMTV đã đạt được những dấu ấn quan trọng và đạt con số 1triệu vào năm 2014.

tên-miền-tiếng-việt-biểu-đồ

Bắt đầu từ 1/1 năm 2017, thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia “.vn” và địa chỉ Internet (IP) của Việt Nam, TMTV chính thức được thu phí duy trì sử dụng ở mức tối thiểu đảm bảo bù đắp chi phí quản lý với mức 20.000 đồng/tên miền/năm. Khoản thu này tuy nhỏ, nhưng đó là yếu tố quan trọng giúp TMTV có thể được chuyển nhượng, giúp triển khai rộng rãi TMTV.

Ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của hoạt động Internet với đa dạng loại hình dịch vụ, công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Nằm trong sự phát triển chung của Internet, tên miền đa ngữ (tên miền được viết theo tiếng bản địa của các quốc gia trên thế giới) hiện  đang là xu thế trên toàn cầu”.

Theo báo cáo cáo tài nguyên Internet năm 2016 của VNNIC, hơn một nửa số doanh nghiệp kinh doanh online đều có website. Bằng việc vượt qua rào cản ngôn ngữ, tỷ lệ sử dụng Internet có thể tăng lên do nhiều người Việt truy cập mạng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Việc cập nhật hệ thống để theo kịp DNS luôn biến đổi nhằm chấp nhận được các tên miền gTLD mới và IDN là bắt buộc với các nhà thiết kế phần mềm và chủ sở hữu website. Bằng việc đảm bảo hệ thống phần mềm được cập nhật để hoạt động với DNS, dự kiến lợi nhuận online toàn cầu có thể tăng trưởng khoảng 9,8 tỷ USD.

Check Also

Cách đăng ký tên miền miễn phí dahua

1. Tên miền dahua là gì? Dahua là một trong số những hãng camera phổ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *