Cách thức kinh doanh tên miền
1. Mua các domain thương hiệu doanh nghiệp/cá nhân để bán cho doanh nghiệp/ cá nhân có thương hiệu đó hoặc đối thủ cạnh tranh mua để làm giảm sức mạnh của đối phương.
6. Mua các domain đuôi độc, lạ để tạo ấn tượng đặc biệt riêng hoặc bảo vệ thương hiệu cho domain chính
7. Mua domain có dấu để làm SEO hoặc làm web vệ tinh.
Thực trạng mua bán tên miền tại Việt Nam
Kinh doanh tên miền (domain) tăng trưởng mạnh. Theo Báo cáo tài nguyên Internet 2014 do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố, tỷ lệ tăng trưởng tên miền “.vn” đạt 12,3% (năm 2014: 297.235 tên miền; năm 2013 là 263.980 tên miền; năm 2012 là 229.120 tên miền). Tổng số tiền miền tiếng Việt vượt mốc 1 triệu tên miền và hiện “.vn” vẫn giữ vị trí đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký sử dụng và vị trí thứ 7 trong top 10 quốc gia châu Á, đứng thứ 26 trên thế giới về số lượng tên miền quốc gia.
Phân tích số lượng tên miền “.vn” đăng ký mới, gia hạn, thu hồi, trong 3 năm (2012-2014) của VNNIC cho thấy, số lượng tên miền đăng ký mới liên tục tăng và số lượng tên miền gia hạn tăng đều. Điều này cho thấy, tên miền “.vn” có sự tăng trưởng bền vững, ngày càng khẳng định sự tin tưởng của người sử dụng.
Về sử dụng tên miền trong thương mại, kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, 70% doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng tên miền “.vn” cho hoạt động kinh doanh, quảng bá; 27% dùng tên miền quốc tế “.com”.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, theo các lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp có website sử dụng tên miền ”.vn” tương đối đồng đều. Cao nhất là khối tài chính – bất động sản (89%). Tiếp đến là năng lượng – khoáng sản (82%), giải trí (77%); công nghệ thông tin và truyền thông (76%)… Những thông tin trên cho thấy, hoạt động kinh doanh tên miền tại Việt Nam đang sang trang mới, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ.